7 tháng 4, 2011

Viêm lợi: Hiểu biết và cách phòng ngừa

Viêm lợi mãn tính sẽ dẫn đến rụng răng. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên căn bệnh này nhưng chủ yếu vẫn là vệ sinh răng lợi kém. Để có nụ cười rạng rỡ, bạn hãy lắng nghe những lời khuyên dưới đây.

1. Các dạng viêm lợi thường gặp

Viêm lợi có 2 dạng chủ yếu:

- Viêm lợi cục bộ. Chứng viêm này không gây quá đau đớn cho người bệnh nhưng rất dễ tái phát.

- Viêm cận răng: ảnh hưởng tới tất cả cấu trúc bảo vệ răng. Loại viêm này lan rộng và ăn sâu vào trong lợi khiến người bệnh đau đớn. Tuy nhiên một khi bệnh được chữa khỏi, khả năng tái phát là rất ít.

2. Nguyên nhân gây bệnh

  • Nguyên nhân chủ yếu gây nên 2 loại viêm lợi trên chính là các mảng bám trên răng. Còn nguyên nhân gây nên vi khuẩn chính là:

- Không quan tâm tới vệ sinh răng miệng: Khi các mảng bám không được thường xuyên làm sạch, vi khuẩn sẽ tấn công đến tận chân răng và sản sinh tại đó các enzym có khả năng phá huỷ sự liên kết của các biểu mô (nối lợi và răng) và gây ra viêm lợi.

- Thuốc lá, rượu và chế độ dinh dưỡng mất cân bằng: thuốc lá, rượu, đồ ăn ngọt, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh... sẽ gây nên những mảng bám trên răng, từ đó tạo thuận lợi cho bệnh viêm lợi tiến triển.

- Thường xuyên ăn thức ăn quá mềm: bạn làm cho hàm răng của mình lười hoạt động và làm cho cấu trúc bảo vệ răng yếu đi.

- Thay đổi hooc mon khi mang bầu: Có rất nhiều sự thay đổi hooc mon ở chị em trong giai đoạn bầu bí và theo cơ chế tự nhiên, sẽ làm giảm sức đề kháng của lợi đối với các vi khuẩn bám trên răng.

- Tụt lợi: khi lợi và răng không khít, các thức ăn và các mảng bám của răng sẽ nằm lại ở đây.

- Giảm tiết nước bọt: nguyên nhân là do tuổi tác, dùng các loại thuốc (chống trầm cảm, lợi niệu, histamin...) hoặc các bệnh làm giảm việc tăng tiết nước bọt, gây khô miệng, dẫn đến không loại bỏ được các mảng bám trên răng.

3. Phòng bệnh viêm lợi hiệu quả

  • Để phòng các bệnh về răng lợi, chúng ta nên thực hiện các lời khuyên sau của bác sỹ nha khoa:

- Đánh răng ngay sau khi ăn, hoặc ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.

- Dùng chỉ tơ nha khoa để lấy thức ăn thừa từ các kẽ răng.

- Lựa chọn kem đánh răng có chứa flo và các chất tốt cho răng, lợi.

- Lựa chọn bàn chải đánh răng mềm, có thể đánh sạch cả những kẽ răng, những răng trong cùng mà không tổn thương đến lợi.

- Lấy cao răng định kỳ hàng năm.

- Không hút thuốc lá và uống rượu.

- Không ăn nhiều đồ ăn ngọt, nước giải khát có đường đặc biệt trước khi đi ngủ.

- Sử dụng thường xuyên các thực phẩm tốt cho răng.

- Đi khám định kỳ răng lợi 6 tháng/lần.

- Đối với trẻ nhỏ, các bà mẹ nên lau lợi cho con bằng nước muối sinh lý từ khi chưa có răng.

- Không ăn những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, để tránh làm tổn thương men răng và lợi...

Ngay khi bạn thấy những dấu hiệu bất thường trên răng và lợi, hãy lập tức đến khám nha sĩ. sâu răng và viêm lợi càng được điều trị sớm, khả năng khỏi hoàn toàn càng cao.

Đọc Tiếp →

Viêm lợi

Lợi có nhiệm vụ bảo vệ, che chở và giữ cho chân răng được chắc chắn. Nguyên nhân gây viêm lợi là do vi khuẩn ởtrong mảng bám hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng. Vi khuẩn mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độnghiêm trọng mà chúng có thểgây ra càng lớn.
Lợi của người bệnh bị sưng đỏ, dễ chảy máu, đặc biệt là khi chải răng, tổ chức chân răng lỏng, dễ chảy máu, kèm hôi miệng, người bệnh có cảm giác đau hoặc ngứa căng lợi răng .

I. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH:

Mọi người đều có thể bị viêm lợi, và yếu tố góp phần phổ biến nhất là thiếu chú ý đến vệ sinh răng miệng đúng cách. Nhưng các yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ:
Nguyên nhân chủ yếu gây nên 2 loại viêm lợi trên chính là các mảng bám trên răng. Còn nguyên nhân gây nên vi khuẩn chính là:
- Không quan tâm tới vệ sinh răng miệng: Khi các mảng bám không được thường xuyên làm sạch, vi khuẩn sẽ tấn công đến tận chân răng và sản sinh tại đó các enzym có khả năng phá huỷ sự liên kết của các biểu mô (nối lợi và răng) và gây ra viêm lợi.
- Thuốc lá, rượu và chế độ dinh dưỡng mất cân bằng: thuốc lá, rượu, đồ ăn ngọt, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh… sẽ gây nên những mảng bám trên răng, từ đó tạo thuận lợi cho bệnh viêm lợi tiến triển.
- Thường xuyên ăn thức ăn quá mềm: bạn làm cho hàm răng của mình lười hoạt động và làm cho cấu trúc bảo vệ răng yếu đi.
- Thay đổi hooc mon khi mang bầu: Có rất nhiều sự thay đổi hooc mon ở chị em trong giai đoạn bầu bí và theo cơ chế tự nhiên, sẽ làm giảm sức đề kháng của lợi đối với các vi khuẩn bám trên răng.
- Tụt lợi: khi lợi và răng không khít, các thức ăn và các mảng bám của răng sẽ nằm lại ở đây.
- Giảm tiết nước bọt: nguyên nhân là do tuổi tác, dùng các loại thuốc (chống trầm cảm, lợi niệu, histamin…) hoặc các bệnh làm giảm việc tăng tiết nước bọt, gây khô miệng, dẫn đến không loại bỏ được các mảng bám trên răng.
- Di truyền: Vi khuẩn gây viêm lợi có hại cho lợi của một số người này hơn một số người khác. Những người mẫn cảm với bệnh thường có cơ địa di truyền bị bệnh lợi.
- Thuốc: Một số thuốc làm giảm tiết nước bọt, gây khô miệng. Không có tác dụng làm sạch của nước bọt, mảng bám răng và cao răng có thể tích tụ dễ dàng hơn. Sự tích tụ này cũng làm tăng nguy cơ sâu răng. Hàng trăm loại thuốc chống trầm cảm và thuốc cảm lạnh có kê đơn và không kê đơn có chứa những thành phần làm giảm tiết nước bọt. Uống rượu cũng làm giảm tiết nước bọt.
- Tiểu đường: Người bị tiểu đường không kiểm soát được hoặc kiểm soát kém dễ bị bệnh lợi hơn. Tiểu đường làm mạch máu dầy lên, giảm khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng đến mô lợi và mang chất cặn bã đi. Điều này làm cho lợi bị yếu và dễ nhiễm khuẩn.
- Thai nghén: Thay đổi hormon trong thời kỳ mang thai làm cho lợi mẫn cảm với tác động gây tổn thương của mảng bám.
- Giảm miễn dịch: Một số bệnh có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến bạn dễ bị nhiễm khuẩn dẫn đến bệnh lợi.
Nếu bạn tăng nguy cơ bị viêm lợi, làm sạch mảng bám răng hàng ngày là đặc biệt cần thiết. Bạn cũng cần đi lấy cao răng thường xuyên hơn. Hãy hỏi nha sĩ để có những lời khuyên.

II. CÁC GIAI ĐOẠN DIỄN BIẾN CỦA BỆNH:

  • Giai đoạn đầu , lợi có thể bị đỏ, sưng phồng lên và rất dễ chảy máu nhất là khi đánh răng. Trong gia đoạn này, lợi có thể bị sưng tấy nhưng răng vẫn bám chắc trong lỗ chân răng. Không có các tổn thương về xương hoặc mô nào khác. Bệnh viêm lợi giai đoạn đầu có thể chữa được nếu người mắc bệnh có các biện pháp khắc phục đúng cách, trong đó bao gồm việc đánh răng và xỉa răng hàng ngày bằng chỉ nha khoa.
  • Giai đoạn hai : Nếu lợi đã bị viêm mà không chữa trị và chăm sóc răng miệng đúng cách, lớp lợi bên trong và xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành những lỗ hổng quanh răng. Những khoảng trống nhỏ giữa răng và lợi là nơi tích tụ các mảnh vụn thức ăn bị giắt vào và có thể gây nhiễm trùng. Khi bựa răng tích tụ ngày càng nhiều dưới vòm lợi, hệ thống miễn dịch của cơ thể lại càng phải gắng sức chiến đấu chống lại vi khuẩn. Và như thế các độc tố kháng vi khuẩn và các chất enzyme trong cơ thể được sản sinh ra sẽ dần phá hủy hàm và các mô liên kết (những mô này có tác dụng định vị, giữa cho răng chắc). Lợi bị viêm sưng đỏ, chảy máu gây đau nhức, sưng má, răng miệng có mùi hôi khó chịu. Nếu viêm lâu ngày, lợp sẽ bị tụt xuống làm cho chân răng lộ ra ngoài trông rất xấu. Bệnh càng trầm trọng, những lỗ hổng này càng sâu, lợi và xương hàm bị phá hủy cành nặng, răng không còn chỗ bám nữa, sẽ trở nên lỏng lẻo và cuối cùng rụng ra.

III. CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH:

Khi bị viêm lợi nặng nếu không kịp thời chữa trị sẽ chuyển thành bệnh nha chu, Bị bệnh nha chu khiến bạn tăng nguy cơmắc một số chứng bệnh nặng:

- Bệnh tim và đột quỵ: Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy mối liên quan giữa vi khuẩn ở miệng với tắc động mạch và huyết khối, có thể dẫn đến cơn đau tim và đột quỵ. Một số nhà nghiên cứu thấy rằng những người bị bệnh nha chu dễ bị đau tim và đột quỵ hơn những người miệng bình thường. Bệnh nha chu càng nặng thì nguy cơ càng cao.

- Các biến chứng thai nghén: Bà mẹ bị viêm nha chu tăng nguy cơ đẻ non và đẻ con thiếu cân.

- Không kiểm soát được đường máu: Tiểu đường làm tăng nguy cơ bị bệnh nha chu và các nhiễm khuẩn khác. Ngược lại, nhiễm khuẩn ở miệng khiến khó kiểm soát nồng độ đường máu hơn.

- Viêm phổi: Nếu bạn bị bệnh lợi nặng và có vấn đề về phổi, hít vi khuẩn từ miệng vào trong phổi có thể dẫn đến viêm phổi.

- Loãng xương: Các nhà nghiên cứu nghi ngờ có mối liên quan giữa giảm mật độ chất khoáng xương xảy ra trong loãng xương và tăng nhạy cảm với vi khuẩn ở miệng. Nếu loãng xương làm cho xương ở miệng bị giảm mật độ, thì sự mất xương này có thể mở đường cho vi khuẩn làm lợi tách ra thêm và nguy cơ rụng răng. Đôi khi, bệnh lợi và rụng răng có thể là dấu hiệu của loãng xương.

IV. ĐIỀU TRỊ VIÊM LỢI:

Cần phải loại bỏ nguyên nhân là mảng bám răng và cao răng, người bệnh phải đến phòng khám để bác sĩ lấy sạch cao răng. Sau khi đã hết cao răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám răng. Nếu bệnh nhân bị nặng, chảy máu lợi nhiều thì bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc kháng sinh.

Nếu viêm lợi tiến triển thành viêm nha chu, bạn sẽ cần điều trị nhiều hơn. Bác sĩ sẽ cố làm sạch những túi vi khuẩn giữa lợi và răng và cho bạn dùng kháng sinh. Trong viêm nha chu giai đoạn muộn, bạn có thể phải phẫu thuật.

V. PHÒNG BỆNH VIÊM LỢI:

  • Chăm sóc răng miệng tại nhà bằng cách ăn uống đủ chất và đánh răng buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy. Ngoài ra bạn cũng nên xỉa chỉ răng vì đánh răng chỉ chải sạch các bựa răng bám trên bề mặt những chiếc răng mà bàn chải với tới được, còn xỉa chỉ răng có thể lấy đi những bựa và cao răng nằm ở khe giữa các răng và sâu dưới lợi. Cả hai biện pháp này là cách tự bảo vệ răng tại nhà tốt nhất. Nên đánh răng xoay tròn ở các mặt phía ngoài của răng để tránh làm tổn thương lợi.
  • Súc miệng và uống nước sau khi ăn, nhất là sau khi ăn đồ ngọt.
  • Đánh răng ngay sau khi ăn, hoặc ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.
  • Lựa chọn kem đánh răng có chứa flo và các chất tốt cho răng, lợi
  • Lựa chọn bàn chải đánh răng mềm, có thể đánh sạch cả những kẽ răng, những răng trong cùng mà không tổn thương đến lợI.
  • Không dùng vật nhọn cứng chọc vào răng, gây ra khe hở chân răng, thức ăn thường hay giắt vào nơi đó gây viêm nhiễm.
    Không ăn nhiều đồ ăn ngọt, nước giải khát có đường đặc biệt trước khi đi ngủ.
  • Lấy cao răng định kỳ hàng năm
  • Không hút thuốc lá và uống rượu
  • Không ăn những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, để tránh làm tổn thương men răng và lợi…
    Ngay khi bạn thấy những dấu hiệu bất thường trên răng và lợi, hãy lập tức đến khám nha sỹ. Sâu răng và viêm lợi càng được điều trị sớm, khả năng khỏi hoàn toàn càng cao.
  • Sử dụng thường xuyên các thực phẩm tốt cho răng
  • Đi khám định kỳ răng lợi 6 tháng/lần
  • Đối với trẻ nhỏ, các bà mẹ nên lau lợi cho con bằng nước muối sinh lý từ khi chưa có răng.
Đọc Tiếp →

Viêm lợi Hiểu biết và cách phòng ngừa

Viêm lợi mãn tính sẽ dẫn đến rụng răng. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên căn bệnh này nhưng chủ yếu vẫn là vệ sinh răng lợi kém. Để có nụ cười rạng rỡ, bạn hãy lắng nghe những lời khuyên dưới đây.

1. Các dạng viêm lợi thường gặp

Viêm lợi có 2 dạng chủ yếu:


-
Viêm lợi cục bộ: Chứng viêm này không gây quá đau đớn cho người bệnh nhưng rất dễ tái phát.

-
Viêm cận răng: ảnh hưởng tới tất cả cấu trúc bảo vệ răng. Loại viêm này lan rộng và ăn sâu vào trong lợi khiến người bệnh đau đớn. Tuy nhiên một khi bệnh được chữa khỏi, khả năng tái phát là rất ít.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chủ yếu gây nên 2 loại viêm lợi trên chính là các mảng bám trên răng. Còn nguyên nhân gây nên vi khuẩn chính là:


-
Không quan tâm tới vệ sinh răng miệng: Khi các mảng bám không được thường xuyên làm sạch, vi khuẩn sẽ tấn công đến tận chân răng và sản sinh tại đó các enzym có khả năng phá huỷ sự liên kết của các biểu mô (nối lợi và răng) và gây ra viêm lợi.

-
Thuốc lá, rượu và chế độ dinh dưỡng mất cân bằng: thuốc lá, rượu, đồ ăn ngọt, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh… sẽ gây nên những mảng bám trên răng, từ đó tạo thuận lợi cho bệnh viêm lợi tiến triển.

-
Thường xuyên ăn thức ăn quá mềm: bạn làm cho hàm răng của mình lười hoạt động và làm cho cấu trúc bảo vệ răng yếu đi.

-
Thay đổi hooc mon khi mang bầu: Có rất nhiều sự thay đổi hooc mon ở chị em trong giai đoạn bầu bí và theo cơ chế tự nhiên, sẽ làm giảm sức đề kháng của lợi đối với các vi khuẩn bám trên răng.

-
Tụt lợi: khi lợi và răng không khít, các thức ăn và các mảng bám của răng sẽ nằm lại ở đây.

-
Giảm tiết nước bọt: nguyên nhân là do tuổi tác, dùng các loại thuốc (chống trầm cảm, lợi niệu, histamin…) hoặc các bệnh làm giảm việc tăng tiết nước bọt, gây khô miệng, dẫn đến không loại bỏ được các mảng bám trên răng.

3. Phòng bệnh viêm lợi hiệu quả


Để phòng các bệnh về răng lợi, chúng ta nên thực hiện các lời khuyên sau của bác sỹ nha khoa:


- Đánh răng ngay sau khi ăn, hoặc ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.


- Dùng chỉ tơ nha khoa để lấy thức ăn thừa từ các kẽ răng.


- Lựa chọn kem đánh răng có chứa flo và các chất tốt cho răng, lợi.


- Lựa chọn bàn chải đánh răng mềm, có thể đánh sạch cả những kẽ răng, những răng trong cùng mà không tổn thương đến lợi.


- Lấy cao răng định kỳ hàng năm.


- Không hút thuốc lá và uống rượu.


- Không ăn nhiều đồ ăn ngọt, nước giải khát có đường đặc biệt trước khi đi ngủ.


- Sử dụng thường xuyên các thực phẩm tốt cho răng.


- Đi khám định kỳ răng lợi 6 tháng/lần.


- Đối với trẻ nhỏ, các bà mẹ nên lau lợi cho con bằng nước muối sinh lý từ khi chưa có răng.


- Không ăn những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, để tránh làm tổn thương men răng và lợi…


Ngay khi bạn thấy những dấu hiệu bất thường trên răng và lợi, hãy lập tức đến khám nha sĩ. Sâu răng và viêm lợi càng được điều trị sớm, khả năng khỏi hoàn toàn càng cao.

Đọc Tiếp →

Ăn sữa chua ngừa viêm lợi


Ăn sữa chua và các thực phẩm giàu axit lactic sẽ giúp chống lại chứng viêm lợi mà hậu quả lâu dài có thể dẫn tới mất răng vĩnh viễn, các nhà nghiên cứu Nhật Bản tuyên bố.

TS Yoshihiro Shimazaki và các cộng sự đã phát hiện ra rằng ăn sữa chua và uống các loại nước có axit lactic sẽ mang lại những lợi ích sức khỏe không ngờ đối với vùng bao quanh chân răng. ”Nhưng sữa và phô mai thì không”, Shimazaki nói.

Các bệnh bao quanh răng thường là do các vi khuẩn xâm nhập, dẫn tới tụt lợi (quá trình lộ bề mặt chân răng do sự di chuyển về phía chóp chân răng của lợi) và tình trạng mất răng ở người trưởng thành. Ngoài việc đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa thường xuyên thì hiện có rất ít phương pháp giúp hạn chế được bệnh này.

Các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng những người ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ sữa ít mắc các bệnh bao quanh chân răng nhưng không chỉ rõ là loại sản phẩm cụ thể nào mang lại lợi ích rõ nhất.

Nhóm nghiên cứu của Shimazaki đã tiến hành theo dõi 942 người trong độ tuổi 40 – 70, tất cả đều có thói quen dùng các thực phẩm như sữa, phô mai và các thực phẩm chứa axit lactic. Ngoài ra, các yếu tố tuổi tác, giới tính, thói quen hút thuốc, uống rượu, thường xuyên đánh răng, đường huyết và mức cholesterol trong máu cũng được xem xét. Kết quả cho thấy: Những người thường mắc bệnh viêm lợi cũng ăn ít các thực phẩm có axit lactic hơn những người khác.

Minh Thu

Theo Agencies

Việt Báo (Theo_DanTri)
Đọc Tiếp →

Thuốc Nam chữa viêm lợi

Thuoc Nam chua viem loi
Giữ vệ sinh răng miệng là cách tốt nhất tránh viêm lợi.

Đông y cho rằng phần lớn ca viêm lợi là do vị nhiệt hoặc do cơ địa. Biểu hiện bệnh là lợi thường sưng nề, ấn tay vào có thể thấy mủ và máu trào ra; răng dễ lung lay, dài ra do lợi tụt xuống, hơi thở hôi.

Viêm lợi xuất hiện do ăn uống nhiều chất cay nóng như bia rượu, ớt, gừng...; hoặc có bệnh ở mũi xoang, hằng ngày nuốt mủ xuống dạ dày, do có bệnh lý nhiễm trùng, dùng quá nhiều kháng sinh kéo dài. Viêm lợi cũng hay đi kèm với một số bệnh toàn thân như đái tháo đường...

Cách phòng bệnh là không lạm dụng chất ăn cay nóng kéo dài. Hằng ngày, sau khi ăn hay uống thứ gì đều cần súc miệng bằng nước sạch. Không nên đánh răng nhiều lần trong ngày vì dễ gây hại men răng, xây xát niêm mạc lợi. Có thể dùng các thuốc súc miệng đã được bán trên thị trường. Khi đã bị bệnh nha chu, phải chữa bằng cách chấm thuốc vào chân răng hằng ngày để bớt sưng lợi, loại trừ mủ ở xung quanh chân răng, kết hợp với thuốc uống.

Về thuốc Nam bôi tại chỗ, có thể dùng bài: Nước ép lá trầu không hoặc rễ cây chanh, rễ cây lá lốt, ngâm rượu súc miệng hằng ngày. Hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm, đinh hương, đại hồi mỗi vị 20g, tán bột, ngâm cồn 50-60% để chấm răng, ngày chấm 2-3 lần sau khi đã súc miệng sạch.

Về thuốc uống trong, dùng thạch cao 12g, tri mẫu 10g, hoàng bá 10g, cam thảo 6g, hoắc hương 12g, sắc uống.

Nha chu viêm là bệnh khó chữa, cần tìm nguyên nhân và chữa toàn diện bằng thuốc Tây, kết hợp với việc lấy cao răng.

(Theo SK&ĐS)
Việt Báo (Theo_24h)
Đọc Tiếp →

Ăn bưởi chữa viêm lợi

Bưởi không những chỉ làm đẹp da mà còn có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh, đặc biệt bưởi còn có thể chống lại viêm lợi một cách rất hiệu quả.

An buoi chua viem loi

Chi tiết của công trình nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí răng miệng Bristish Dental Journal của Anh.

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Đức, ăn bưởi sẽ có tác dụng chống lại bệnh viêm lợi rất hiệu quả.

Theo kết quả nghiên cứu có được, nếu một bệnh nhân viêm lợi ăn khoảng 2 quả bưởi mỗi ngày thì chỉ trong vòng 2 tuần bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể, tình trạnh chảy máu ở chân răng sẽ không còn nghiêm trọng nữa.

Nguyên nhân, theo các nhà khoa học, là do trong bưởi chứa nhiều vitamin C, có tác dụng làm lành các vết thương nhanh và giảm thiểu tác hại của một số phân tử gốc tự do không bền.

Quá trình tìm hiểu và nghiên cứu chỉ diễn ra trong vòng 2 tuần với sự tham gia của 58 bệnh nhân viêm lợi mãn tính, nhưng kết quả thu được là hoàn toàn đáng tin cậy.

Các nhà khoa học cho biết, ảnh hưởng có lợi của việc ăn bưởi lên bệnh nhân viêm lợi hút thuốc và không hút thuốc là ngang nhau.

Trước thời gian tham gia vào chương trình nghiên cứu, hầu như tất cả các bệnh nhân đều có lượng vitamin C trong huyết tương thấp, trong đó lượng vitamin này ở những bệnh nhân hút thuốc thấp hơn 29% so với bệnh nhân không hút thuốc. Sau 1 ngày với 2 quả bưởi được ăn, lượng vitamin C đã tăng lên đáng kể với tỷ lệ gần gấp đôi ở những bệnh nhân viêm lợi hút thuốc.

Các nhà khoa học cho biết, lượng vitamin C trong mỗi quả bưởi là khá lớn, khoảng 92,5 mg. Mặc dầu vậy cơ thể của chúng ta không thể hấp thụ một lượng vitamin C lớn trong một khoảng thời gian ngắn, nên phải chú ý đến việc ăn uống hàng ngày để vitamin C được hấp thụ đều đặn.

Đặc biệt sau khi ăn bưởi, chúng ta không nên đánh răng ngay lập tức vì như thế dễ làm hỏng men răng.

Theo VTV/BBC

Đọc Tiếp →

Ăn uống chữa bệnh răng miệng

Để trị viêm lợi, chân răng sưng phù, lấy vừng đen 90 g, rang hơi vàng, nghiền bột; bột mì 250 g, sao vàng, hòa với bột vừng. Mỗi ngày hai lần, mỗi lần một thìa canh, hãm nước sôi thành dạng hồ, dùng ăn.

Viêm lợi răng

Viêm lợi là một chứng bệnh viêm phát sinh ở tổ chức lợi chân răng. Biểu hiện lâm sàng là lợi răng sưng đỏ, mép lợi tròn tù, tổ chức chân răng lỏng, dễ chảy máu, kèm hôi miệng, người bệnh có cảm giác đau hoặc ngứa căng lợi răng. Chứng viêm lâu dài có thể khiến cho lợi răng phì đại, tăng sinh gọi là viêm lợi dạng phì đại. Các kích thích cục bộ như cao răng, ban khuẩn, ban sắc tố có liên quan tới phát sinh viêm lợi răng. Đông y cho rằng bệnh này do dạ dày, lá lách tích nhiệt hoặc thận âm không đầy đủ dẫn tới.

Nguyên tắc ăn uống: Với người bệnh dạ dày hỏa thực nhiệt dẫn tới viêm lợi răng, nên chú ý ăn uống thanh đạm, cần ăn nhiều rau xanh, nhiều chất xơ cho nhuận tràng. Với người bị viêm lợi răng do thận âm không đầy đủ, nên bổ sung thức ăn bồi bổ thận âm như các loại tôm cá tươi và hoa quả tươi. Không nên hút thuốc lá và uống rượu.

- Trám 250 g, xào tái ăn, dùng chữa viêm lợi răng kèm theo hôi miệng.

- Cải trắng 250 g, rửa sạch thái vụn, xào ăn hằng ngày. Dùng chữa viêm lợi răng kèm theo đi ngoài không thông.

- Rau cần 250 g, làm nhân, bọc sủi cảo, dùng ăn. Chữa viêm lợi răng kèm tăng huyết áp.

- Trứng cá mực 60 g, luộc chín, thêm gia vị xì dầu, dầu vừng trộn ăn. Dùng chữa chân răng sưng trướng, răng lung lay.

- Hành củ 10 đoạn, ép nước, nhỏ vào 10 ml rượu trắng, dùng rượu hành này chấm vào lợi răng, chữa viêm lợi răng chảy máu.

- Vỏ mía rửa sạch 30 g, đốt tồn tính, nghiền thành bột, thêm dầu vừng hòa trộn, lấy một chút đắp vào lợi răng, chữa viêm lợi chảy máu.

- Ngó sen tươi 30 g, sắc nước uống, mỗi ngày một thang, dùng chữa viêm lợi răng chảy máu.

- Nấm tươi 250 g, rửa sạch thái lát, xào dầu lạc, thêm 250 g đậu phụ trắng non, chút hành hoa và gia vị dùng ăn. Chữa viêm lợi răng, ăn kém.

Viêm quanh răng

Là một loại bệnh dạng tiến triển phát sinh ở tổ chức ôm đỡ răng. Biểu hiện là lợi răng sưng đỏ, hình thành túi xung quanh răng, xương máng răng co ngót, răng lung lay. Người bệnh tự cảm thấy không có sức nhai, hôi miệng. Xung quanh răng đau ê ẩm, có thể sốt, sưng hạch lympho, lợi răng tràn mủ, chảy máu. Bệnh này thường có các nhân tố kích thích cục bộ như cao răng, ban khuẩn, răng cắn tổn thương, cơ thể phục hồi kém hoặc có liên quan tới các bệnh toàn thân như bệnh nội tiết, bệnh máu, di truyền, dinh dưỡng. Đông y cho rằng bệnh này là do dạ dày hỏa đốt mạnh hoặc thận khí hư tổn dẫn tới.

Nguyên tắc ăn uống: Người bệnh bị viêm quanh răng do dạ dày hỏa đốt mạnh, nên giữ cho thông phủ khí, do vậy nên ăn nhiều chất xơ như măng, rau xanh, đồng thời nên ăn ít thịt. Trường hợp viêm quanh răng do thận khí hư, nên ăn các thức ăn làm mạnh thận khí như các loại cá, trai, vừng, hồ đào. Người bệnh bị viêm quanh răng do không có lực nhai cắn, răng lung lay, ảnh hưởng đến nhai, do vậy không nên ăn các thức ăn cứng như các loại quả có hạt vỏ cứng.

- Hạt kê 100 g, rửa sạch, lửa nhỏ nấu cháo. Thêm một quả trứng gà. Mỗi ngày ăn một bát con. Dùng chữa viêm quanh răng kèm cơ thể hư yếu, váng đầu, nhai cắn không có lực.

- Bánh yến mạch 100 g, lửa nhỏ nấu cháo, thêm 4 quả trứng chim cút, mỗi ngày ăn hai bát con. Dùng chữa lợi răng sưng đỏ, kém ăn, đi ngoài không thông.

- Cá trắm một khúc 250 g, rán dầu, thêm nước và 15 g mộc nhĩ đen nấu canh, ăn cá uống canh. Chữa viêm quanh răng, kèm tiểu trong nhiều, ù tai váng đầu.

- Bí xanh 90 g cả vỏ và ruột, cho vào nồi nấu canh, bỏ bã, thêm muối hoặc đường uống. Dùng chữa viêm quanh răng, kèm yết hầu sưng đỏ đau có ho.

- Lá trúc non tươi 20 g, thêm 5 lá bạc hà, hãm nước sôi, uống nguội, ngậm súc miệng. Chữa viêm quanh răng có kèm tràn mủ hôi miệng.

- Dưa chuột 2 quả, bỏ vỏ, ruột, thêm 15 g thịt nạc băm, xào ăn, chữa viêm quanh răng có lợi răng sưng đau.

- Đậu xanh 30 g, nấu canh, sau khi chín thêm bạc hà 3g, mỗi ngày ăn hai bát con canh đậu xanh bạc hà, chữa viêm quanh răng có tràn mủ quanh răng.

- Chim câu một con, giết vặt lông, bỏ nội tạng, thêm 9 g tục đoạn, nấu canh ăn. Chữa viêm quanh răng kèm đau lưng.

Người bệnh viêm quanh răng do thận hư yếu mà dẫn tới răng lung lay, khi ăn uống bồi bổ nên chú ý ăn vừa mức, không nên phàm ăn tục uống, đề phòng thương tổn lách, dạ dày mà sinh nóng trong. Đồng thời nên coi trọng xử lý cục bộ bao gồm làm sạch lợi, trừ cao răng, ban khuẩn, tiêu trừ túi quanh răng, người bệnh nên kết hợp làm việc, nghỉ ngơi và vệ sinh khoang miệng bằng cách đánh răng sau khi ăn và buổi sáng ngủ dậy.

Theo Sức khỏe & đời sống

_________________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Đọc Tiếp →

Ăn uống chữa bệnh răng miệng

An uong chua benh rang miengĐể trị viêm lợi, chân răng sưng phù, lấy vừng đen 90 g, rang hơi vàng, nghiền bột; bột mì 250 g, sao vàng, hòa với bột vừng. Mỗi ngày hai lần, mỗi lần một thìa canh, hãm nước sôi thành dạng hồ, dùng ăn.

Viêm lợi răng

Viêm lợi là một chứng bệnh viêm phát sinh ở tổ chức lợi chân răng. Biểu hiện lâm sàng là lợi răng sưng đỏ, mép lợi tròn tù, tổ chức chân răng lỏng, dễ chảy máu, kèm hôi miệng, người bệnh có cảm giác đau hoặc ngứa căng lợi răng. Chứng viêm lâu dài có thể khiến cho lợi răng phì đại, tăng sinh gọi là viêm lợi dạng phì đại. Các kích thích cục bộ như cao răng, ban khuẩn, ban sắc tố có liên quan tới phát sinh viêm lợi răng. Đông y cho rằng bệnh này do dạ dày, lá lách tích nhiệt hoặc thận âm không đầy đủ dẫn tới.

Nguyên tắc ăn uống: Với người bệnh dạ dày hỏa thực nhiệt dẫn tới viêm lợi răng, nên chú ý ăn uống thanh đạm, cần ăn nhiều rau xanh, nhiều chất xơ cho nhuận tràng. Với người bị viêm lợi răng do thận âm không đầy đủ, nên bổ sung thức ăn bồi bổ thận âm như các loại tôm cá tươi và hoa quả tươi. Không nên hút thuốc lá và uống rượu.

- Trám 250 g, xào tái ăn, dùng chữa viêm lợi răng kèm theo hôi miệng.

- Cải trắng 250 g, rửa sạch thái vụn, xào ăn hằng ngày. Dùng chữa viêm lợi răng kèm theo đi ngoài không thông.

- Rau cần 250 g, làm nhân, bọc sủi cảo, dùng ăn. Chữa viêm lợi răng kèm tăng huyết áp.

- Trứng cá mực 60 g, luộc chín, thêm gia vị xì dầu, dầu vừng trộn ăn. Dùng chữa chân răng sưng trướng, răng lung lay.

- Hành củ 10 đoạn, ép nước, nhỏ vào 10 ml rượu trắng, dùng rượu hành này chấm vào lợi răng, chữa viêm lợi răng chảy máu.

- Vỏ mía rửa sạch 30 g, đốt tồn tính, nghiền thành bột, thêm dầu vừng hòa trộn, lấy một chút đắp vào lợi răng, chữa viêm lợi chảy máu.

- Ngó sen tươi 30 g, sắc nước uống, mỗi ngày một thang, dùng chữa viêm lợi răng chảy máu.

- Nấm tươi 250 g, rửa sạch thái lát, xào dầu lạc, thêm 250 g đậu phụ trắng non, chút hành hoa và gia vị dùng ăn. Chữa viêm lợi răng, ăn kém.

Viêm quanh răng

Là một loại bệnh dạng tiến triển phát sinh ở tổ chức ôm đỡ răng. Biểu hiện là lợi răng sưng đỏ, hình thành túi xung quanh răng, xương máng răng co ngót, răng lung lay. Người bệnh tự cảm thấy không có sức nhai, hôi miệng. Xung quanh răng đau ê ẩm, có thể sốt, sưng hạch lympho, lợi răng tràn mủ, chảy máu. Bệnh này thường có các nhân tố kích thích cục bộ như cao răng, ban khuẩn, răng cắn tổn thương, cơ thể phục hồi kém hoặc có liên quan tới các bệnh toàn thân như bệnh nội tiết, bệnh máu, di truyền, dinh dưỡng. Đông y cho rằng bệnh này là do dạ dày hỏa đốt mạnh hoặc thận khí hư tổn dẫn tới.

Nguyên tắc ăn uống: Người bệnh bị viêm quanh răng do dạ dày hỏa đốt mạnh, nên giữ cho thông phủ khí, do vậy nên ăn nhiều chất xơ như măng, rau xanh, đồng thời nên ăn ít thịt. Trường hợp viêm quanh răng do thận khí hư, nên ăn các thức ăn làm mạnh thận khí như các loại cá, trai, vừng, hồ đào. Người bệnh bị viêm quanh răng do không có lực nhai cắn, răng lung lay, ảnh hưởng đến nhai, do vậy không nên ăn các thức ăn cứng như các loại quả có hạt vỏ cứng.

- Hạt kê 100 g, rửa sạch, lửa nhỏ nấu cháo. Thêm một quả trứng gà. Mỗi ngày ăn một bát con. Dùng chữa viêm quanh răng kèm cơ thể hư yếu, váng đầu, nhai cắn không có lực.

- Bánh yến mạch 100 g, lửa nhỏ nấu cháo, thêm 4 quả trứng chim cút, mỗi ngày ăn hai bát con. Dùng chữa lợi răng sưng đỏ, kém ăn, đi ngoài không thông.

- Cá trắm một khúc 250 g, rán dầu, thêm nước và 15 g mộc nhĩ đen nấu canh, ăn cá uống canh. Chữa viêm quanh răng, kèm tiểu trong nhiều, ù tai váng đầu.

- Bí xanh 90 g cả vỏ và ruột, cho vào nồi nấu canh, bỏ bã, thêm muối hoặc đường uống. Dùng chữa viêm quanh răng, kèm yết hầu sưng đỏ đau có ho.

- Lá trúc non tươi 20 g, thêm 5 lá bạc hà, hãm nước sôi, uống nguội, ngậm súc miệng. Chữa viêm quanh răng có kèm tràn mủ hôi miệng.

- Dưa chuột 2 quả, bỏ vỏ, ruột, thêm 15 g thịt nạc băm, xào ăn, chữa viêm quanh răng có lợi răng sưng đau.

- Đậu xanh 30 g, nấu canh, sau khi chín thêm bạc hà 3g, mỗi ngày ăn hai bát con canh đậu xanh bạc hà, chữa viêm quanh răng có tràn mủ quanh răng.

- Chim câu một con, giết vặt lông, bỏ nội tạng, thêm 9 g tục đoạn, nấu canh ăn. Chữa viêm quanh răng kèm đau lưng.

Người bệnh viêm quanh răng do thận hư yếu mà dẫn tới răng lung lay, khi ăn uống bồi bổ nên chú ý ăn vừa mức, không nên phàm ăn tục uống, đề phòng thương tổn lách, dạ dày mà sinh nóng trong. Đồng thời nên coi trọng xử lý cục bộ bao gồm làm sạch lợi, trừ cao răng, ban khuẩn, tiêu trừ túi quanh răng, người bệnh nên kết hợp làm việc, nghỉ ngơi và vệ sinh khoang miệng bằng cách đánh răng sau khi ăn và buổi sáng ngủ dậy.

BS Thạch Quy, Sức Khỏe & Đời Sống

Đọc Tiếp →

Viêm lợi ảnh hưởng tới hệ tim mạch

Viem loi anh huong toi he tim mach
Vệ sinh răng miệng là một trong những cách đơn giản phòng ngừa bệnh tim mạch.

Viêm lợi là một loại bệnh nhiễm trùng với hậu quả nhìn thấy là tình trạng mất răng. Tuy nhiên, trên thực tế, bệnh viêm lợi liên quan mật thiết với sự suy giảm của hệ tim mạch.

Các chuyên gia ĐH London (UCL) và ĐH Connecticut đã theo dõi 120 bệnh nhân trong độ tuổi trung niên bị bệnh viêm lợi và chưa từng bị tiền sử các bệnh tim mạch trước đó. Những người này đều đã từng tự điều trị bệnh viêm lợi tại nhà, hoặc tới các trung tâm nha khoa để lấy cao răng hoặc nhổ những răng không thể cứu vãn.

Khi bắt đầu điều trị viêm lợi, các tình nguyện viên được làm các xét nghiệm máu và phát hiện thấy một số loại vi khuẩn xâm nhập hệ mạch gây viêm nhiễm cho các mạch máu và động mạch chính. Tuy nhiên, sau 6 tháng điều trị tích cực, bệnh viêm lợi được chữa khỏi hoàn toàn và các xét nghiệm máu cho thấy các chức năng của hệ mạch cũng được cải thiện rất rõ rệt.

Các nhà khoa học Mỹ và Anh cho biết phát hiện của họ giúp ngăn ngừa chứng nhồi máu cơ tim và đột quỵ và góp phần làm giảm tỉ lệ người mắc các bệnh tim mạch đáng kể bởi có khoảng 40% người trưởng thành trên toàn thế giới bị bệnh viêm lợi hành hạ.

Quỹ Tim mạch Anh xác nhận: nghiên cứu này đã chỉ ra rất rõ rằng chăm sóc răng miệng tốt có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe toàn cục hơn như phòng ngừa được bệnh đau răng. Ngoài ra khi bị viêm, vi trùng có thể xâm nhập vào máu và phản ứng tự nhiên của cơ thể với các triệu chứng sưng, viêm nhiễm, thương tổn sẽ ảnh hưởng tới hệ mạch, một trong những nguyên nhân dẫn tới đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

GS Peter Weissberg, Giám đốc Quỹ Tim mạch Anh khẳng định: “Nghiên cứu rất giá trị này đã cung cấp những bằng chứng khoa học về mối liên quan giữa sức khỏe răng miệng và hoạt động của hệ mạch”.

Phương Uyên

Theo BBC

Đọc Tiếp →

Ngăn ngừa và trị viêm lợi

Theo điều tra mới đây của Mỹ, 60% trong số 1.000 người tham gia phỏng vấn hiểu biết rất ít về bệnh viêm lợi, triệu chứng, các liệu pháp chữa trị và quan trọng hơn cả là hậu quả của bệnh này; 39% không đi khám nha sĩ thường xuyên. Vì vậy mà có đến 75% dân số Mỹ ở độ tuổi trên 35 mắc bệnh viêm lợi ở nhiều cấp độ.

Thế nào là bệnh viêm lợi?

Theo nghĩa rộng, viêm lợi là do vi khuẩn phát triển, phá hủy dần các mô bao bọc bảo vệ răng. Bệnh viêm lợi xuất phát từ những chất đóng bám trên răng (người ta thường gọi là bựa), cả những chất không thể nhìn bằng mắt thường. Bựa răng khi tích tụ nhiều, trong 24 giờ sẽ cứng lại tạo thành một chất gọi là cao răng. Cao răng bám chặt quanh răng đến nỗi chỉ có thể cạy chúng ra bằng các thiết bị làm sạch chuyên nghiệp.

Bệnh viêm lợi được chia làm hai giai đoạn:

Giai đoạn đầu, lợi có thể bị đỏ, sưng phồng lên và rất dễ chảy máu, nhất là khi đánh răng. Lợi chảy máu tuy không phải lúc nào cũng là triệu chứng của bệnh viêm lợi cấp 1 nhưng đây là một dấu hiệu chứng tỏ miệng của bạn không còn khỏe mạnh bình thường, cần được chú ý chăm sóc.

Trong giai đoạn này, lợi có thể bị sưng tấy nhưng răng vẫn bám chắc trong lỗ chân răng. Không có các tổn thương về xương hoặc mô nào khác. Bệnh viêm lợi giai đoạn 1 có thể chữa được nếu người mắc bệnh có các biện pháp khắc phục đúng cách, trong đó bao gồm việc đánh răng và xỉa răng hàng ngày bằng chỉ nha khoa.

Khi đã bị viêm lợi cấp 1 mà không để ý chữa trị, bệnh sẽ tiến triển lên giai đoạn 2. Vào thời điểm này, lớp lợi bên trong và xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành những lỗ hổng quanh răng. Những khoảng trống nhỏ giữa răng và lợi là nơi tích tụ các mảnh vụn thức ăn bị giắt vào và có thể gây ra nhiễm trùng.

Khi bựa răng tích tụ ngày càng nhiều dưới vòm lợi, hệ thống miễn dịch của cơ thể lại càng phải gắng sức chiến đấu chống lại vi khuẩn. Và như thế, các độc tố kháng vi khuẩn và các chất enzyme trong cơ thể được sản sinh ra sẽ dần phá hủy hàm và các mô liên kết (những mô này có tác dụng định vị, giữ cho răng chắc).

Bệnh càng trầm trọng, những lỗ hổng này càng sâu; lợi và xương hàm bị phá hủy càng nặng. Đến lúc này thì răng không còn chỗ bám nữa, sẽ trở nên lỏng lẻo và cuối cùng rụng ra.

Dấu hiệu và triệu chứng

Bệnh viêm lợi giai đoạn 2 có thể tiến triển mà không gây đau đớn. Người mắc bệnh khó có thể thấy được những biểu hiện rõ ràng, thậm chí ngay ở thời kỳ cuối của bệnh. Một vài biểu hiện cho thấy bạn đang bị mắc bệnh viêm lợi là:

- Lợi chảy máu trong và sau khi đánh răng.

- Lợi đỏ, bị sưng tấy hoặc khi chạm vào dễ gây đau đớn.

- Hơi thở hôi liên tục hoặc vị giác kém khi ăn.

- Lợi tụt lùi vào trong.

- Giữa răng và lợi xuất hiện những khe hổng, sâu.

- Răng bị lỏng, lung lay khỏi lợi.

- Khi nhai có cảm giác răng không khớp vào nhau hoặc khớp với xương hàm như trước.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, kể cả khi không thấy bất cứ một triệu chứng nào, bạn vẫn có thể bị viêm lợi ở một mức độ nào đó. Một vài người chỉ bị viêm lợi xung quanh vài một răng nhất định, thường là những răng ở sâu bên trong mà họ không thấy được. Chỉ có nha sĩ hoặc các bác sĩ chuyên điều trị viêm lợi (periodontist) mới phát hiện và đánh giá được bạn có bị viêm lợi không, nếu có thì ở cấp độ nào.

Điều trị

Mục tiêu điều trị bệnh viêm lợi là kiểm soát viêm nhiễm và ngăn ngừa, hạn chế sự tiến triển của bệnh. Các liệu pháp điều trị bao gồm:

- Chăm sóc răng miệng tại nhà bằng cách ăn uống đủ chất và đánh răng, xỉa răng bằng chỉ đúng cách.

- Các biện pháp điều trị mà không cần phẫu thuật nhằm hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại.

- Trong trường hợp bệnh nặng, phẫu thuật để phục hồi các mô lợi bao quanh răng.

Mặc dù đánh răng và xỉa răng đều quan trọng như nhau, nhưng đánh răng chỉ chải sạch các chất bựa răng bám trên bề mặt những chiếc răng mà bàn chải với tới được. Còn xỉa răng có thể lấy đi những bựa và cao răng nằm ở khe giữa các răng và sâu dưới lợi. Cả hai biện pháp này là cách tự bảo vệ răng tại nhà tốt nhất, nên tiến hành đều đặn hàng ngày.

Nhiều nha sĩ khuyên chúng ta nên sử dụng loại bàn chải được thiết kế đặc biệt có thể chuyển động dễ dàng với đầu bàn chải nhỏ để chải sâu vào những khe kẽ mà bàn chải thường không với tới được.

Ngoài ra, bạn nên đến nha sĩ lấy cao răng 6 tháng một lần. Khi đó các bác sĩ sẽ dùng thiết bị chuyên nghiệp để lấy các chất bựa răng và cao răng bám ở tất cả các răng. Nếu bạn có dấu hiệu bị viêm lợi cấp 1, nha sĩ sẽ khuyên bạn đi lấy cao răng thường xuyên hơn và giới thiệu cho bạn các loại thuốc đánh răng hoặc nước súc miệng đặc biệt chống viêm lợi.

Thuốc nào cho lợi?

Trên thị trường hiện có thuốc đánh răng Colgate Total, đã được Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm của Mỹ (FDA) duyệt là loại thuốc đánh răng duy nhất có tác dụng ngăn ngừa hữu hiệu bệnh viêm lợi. Thuốc này chứa flouride và cả triclosan, một loại chất kháng vi trùng loại nhẹ, có khả năng làm giảm cao răng nếu sử dụng thường xuyên.

Ngoài ra, các loại nước súc miệng có chứa chlorhexidin cũng có tác dụng như trên, nhưng chỉ nên sử dụng khi có đơn thuốc của bác sĩ.

Trường hợp bạn đã mắc bệnh viêm lợi cấp độ khá nặng, lợi bị đẩy ra xa răng, thì phải đến nha sĩ để được chữa trị tận gốc bằng một biện pháp gọi là SRP (scaling and root planing - làm sạch cao răng và chân răng). Với cách này, nha sĩ không chỉ lấy đi toàn bộ cao răng bám dính trên hai hàm lợi mà còn mài nhẵn các mấu ráp, sần trên chân răng (nơi tập trung nhiều vi khuẩn) để bề mặt chân răng nhẵn và sạch sẽ, giúp lợi dễ bám trở lại răng.

Hiện nay, còn có một loại thuốc mới gọi là Peiostat (chứa doxycycline hyclate) được sử dụng kết hợp với liệu pháp SRP. Nếu như SRP có tác dụng chủ yếu ngăn chặn vi khuẩn thì Periostat (được sử dụng dưới dạng uống) lại triệt phá hoạt động của collagenase, một loại enzyme gây ra sự phá hủy răng và lợi.

(Theo Askdoctorsears.com)

Đọc Tiếp →

Phòng tránh viêm lợi khi mang thai

Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị viêm lợi caon hơn bình thường. Triệu chứung này có thể xuất hiện từ tháng thứ 2 của thai kỳ và kéo dài tới tận 6 tháng sau sinh. Dưới đây là những cách để bạn có thể khắc phục tình trạng này.
Biểu hiện

Lợi bạn bị sưng đỏ, dễ chảy máu, nhất là khi bạn đánh răng. Bạn có thể thấy xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như: hôi miệng, ngứa và đau lợi. Viêm lợi thường được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn đầu: lợi đột nhiên bị sưng phồng, dễ chảy máu (nhất là khi đánh răng). Giai đoạn này, lợi có thể bị sưng đau nhưng răng vẫn bám chắc trong chân răng. Bạn không có tổn thương răng miệng nào khác.

Giai đoạn cuối: nếu lợi bị viêm trong thời gian dài mà không có cách điều trị phù hợp, lớp lợi bên trong và xương hàm bị xô vào phía sau, tạo thành một lỗ hổng cạnh chân răng. Khi ấy, các lỗ hổng này sẽ là nơi tích tụ thức ăn thừa và vi khuẩn gây nên tình trạng nhiễm trùng chân răng. Lợi sẽ bị sưng viêm nghiêm trọng khiến bạn bị đau nhức, sưng má, miệng có mùi hôi khó chịu. Lâu ngày, lợi sẽ bị tụt xuống làm chân răng của bạn bị lộ ra, trông rất mất thẩm mỹ. Không những thế, khi lợi yếu đi, răng không còn chỗ bám nữa sẽ bị lung lay, cuối cùng là bị rụng.

Nguyên nhân

Do vi khuẩn phát triển trong mảng bám răng (một màng mỏng, bám vào bề mặt răng, thành phần gồm vi khuẩn, chất nhầy và vụn thức ăn). Do thay đổi các hormone trong thời kỳ thai nghén, làm giảm khả năng miễn dịch của lợi đối với vi khuẩn. Mức độ viêm lợi nặng hay nhẹ phụ thuộc vào tình trạng lợi của bạn trước lúc mang thai. Nhiều người cho rằng, bị viêm lợi khi mang thai là điều không thể tránh khỏi nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được triệu chứng khó chịu này ngay từ đầu.

Phòng tránh viêm lợi khi mang thai

Nên khám nha khoa định kỳ mỗi năm kể cả lúc bạn chưa có thai, vì viêm lợi là chứng bệnh thường gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Trước khi có kế hoạch mang thai, bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát, nhất là sức khỏe răng lợi để bác sĩ chữa trị dứt điểm việc viêm lợi (nếu có) của bạn. Nên đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, sáng sớm khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Sử dụng bàn chải mềm, chất liệu tốt để không gây tổn thương cho lợi. Có thể sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Thay mới bàn chải sau mỗi lần bạn bị ốm: virus có thể cư trú trong bàn chải khi bạn bị ốm và khiến lợi bạn bị viêm sưng sau đó.

Ăn sữa chua và các loại thực phẩm giàu acid lactic có thể ngăn ngừa được chứng viêm lợi. Tuy nhiên, các loại sữa và phomai thông thường lại không có khả năng phòng ngừa được chứng bệnh này. Không nên đánh răng trong vòng 30 phút sau khi bị nôn, do các acid từ dạ dày lúc này có thể bám vào bàn chải và ăn mòn men răng khi bạn đánh răng trong những lần tiếp theo. Nếu phải đánh răng ngay trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên thay mới bàn chải cho lần đánh răng sau.

Nên súc miệng bằng nước muối pha loãng hay nước súc miệng chứa fluor để làm mát và bảo vệ men răng sau khi bạn bị nôn.

Khắc phục khi bị viêm lợi

Đánh răng nhẹ nhàng: lợi sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi bị viêm. Vì vậy, bất kỳ một tác động mạnh nào khi bạn đánh răng cũng khiến lợi bạn bị chảy máu và đau. Bàn chải điện có khả năng quét sạch mảng bám nên ngăn ngừa các bệnh về răng miệng tốt hơn bàn chải thường. Hạn chế các loại bánh kẹo ngọt, nước hoa quả chứa đường. Nên uống nước lọc thường xuyên thay cho nước hoa quả.

Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng như: ớt, gừng... hay các loại đồ uống có cồn như: bia, rượu...

Súc miệng hay đánh răng ngay sau khi ăn, nhất là khi bạn ăn đồ ngọt. Nên đi khám bác sĩ khi bạn bị viêm lợi trong thời gian mang thai để tìm ra cách chữa trị thích hợp. Tốt nhất bạn nên đi đến khám tại các trung tâm nha khoa có uy tín.

Điều trị

Thông thường nếu nguyên nhân gây viêm lợi là do vi khuẩn trong mảng bám răng, bạn phải đến phòng khám để bác sĩ lấy sạch cao răng. Nếu bạn bị nặng, chảy máu lợi nhiều thì bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc kháng sinh. Lưu ý, bạn phải tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

_________________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com


Đọc Tiếp →

Để phòng bệnh viêm lợi

Bác sĩ Vũ Thị Hoa

Lợi có nhiệm vụ bảo vệ, che chở và giữ cho chân răng được chắc chắn. Nguyên nhân gây viêm lợi là do vi khuẩn ở trong mảng bám hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng. Vi khuẩn mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ nghiêm trọng mà chúng có thể gây ra càng lớn. Lợi của người bệnh bị sưng đỏ, dễ chảy máu, đặc biệt là khi chải răng, tổ chức chân răng lỏng, dễ chảy máu, kèm hôi miệng, người bệnh có cảm giác đau hoặc ngứa căng lợi răng.

Ảnh: corbis

Bệnh viêm lợi được chia làm hai giai đoạn:

Giai đoạn đầu, lợi có thể bị đỏ, sưng phồng lên và rất dễ chảy máu nhất là khi đánh răng. Trong gia đoạn này, lợi có thể bị sưng tấy nhưng răng vẫn bám chắc trong lỗ chân răng. Không có các tổn thương về xương hoặc mô nào khác. Bệnh viêm lợi giai đoạn đầu có thể chữa được nếu người mắc bệnh có các biện pháp khắc phục đúng cách, trong đó bao gồm việc đánh răng và xỉa răng hàng ngày bằng chỉ nha khoa.

Giai đoạn hai: Nếu lợi đã bị viêm mà không chữa trị và chăm sóc răng miệng đúng cách, lớp lợi bên trong và xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành những lỗ hổng quanh răng. Những khoảng trống nhỏ giữa răng và lợi là nơi tích tụ các mảnh vụn thức ăn bị giắt vào và có thể gây nhiễm trùng. Khi bựa răng tích tụ ngày càng nhiều dưới vòm lợi, hệ thống miễn dịch của cơ thể lại càng phải gắng sức chiến đấu chống lại vi khuẩn. Và như thế các độc tố kháng vi khuẩn và các chất enzyme trong cơ thể được sản sinh ra sẽ dần phá hủy hàm và các mô liên kết (những mô này có tác dụng định vị, giữa cho răng chắc). Lợi bị viêm sưng đỏ, chảy máu gây đau nhức, sưng má, răng miệng có mùi hôi khó chịu. Nếu viêm lâu ngày, lợp sẽ bị tụt xuống làm cho chân răng lộ ra ngoài trông rất xấu. Bệnh càng trầm trọng, những lỗ hổng này càng sâu, lợi và xương hàm bị phá hủy cành nặng, răng không còn chỗ bám nữa, sẽ trở nên lỏng lẻo và cuối cùng rụng ra.

Điều trị: Cần phải loại bỏ nguyên nhân là mảng bám răng và cao răng, người bệnh phải đến phòng khám để bác sĩ lấy sạch cao răng. Sau khi đã hết cao răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám răng. Nếu bệnh nhân bị nặng, chảy máu lợi nhiều thì bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc kháng sinh.

Để phòng bệnh viêm lợi bạn nên chú ý mấy việc sau:

- Chăm sóc răng miệng tại nhà bằng cách ăn uống đủ chất và đánh răng buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy. Ngoài ra bạn cũng nên xỉa răng vì đánh răng chỉ chải sạch các bựa răng bám trên bề mặt những chiếc răng mà bàn chải với tới được, còn xỉa răng có thể lấy đi những bựa và cao răng nằm ở khe giữa các răng và sâu dưới lợi. Cả hai biện pháp này là cách tự bảo vệ răng tại nhà tốt nhất. Nên đánh răng xoay tròn ở các mặt phía ngoài của răng để tránh làm tổn thương lợi.

- Súc miệng và uống nước sau khi ăn, nhất là sau khi ăn đồ ngọt.

- Không dùng vật nhọn cứng chọc vào răng, gây ra khe hở chân răng, thức ăn thường hay giắt vào nơi đó gây viêm nhiễm.

- Hạn chế ăn uống nhiều chất cay nóng như bia rượu, ớt, gừng...

_________________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Đọc Tiếp →

Viêm lợi - Phòng ngừa và điều trị

Hiện nay, ở nước ta có trên 90% dân số bị các bệnh răng - miệng, đặc biệt ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa gần như người dân không được chăm sóc răng miệng. Trong số này chỉ có 10% được chữa trị đúng cách. Vì vậy nhu cầu chữa bệnh về răng miệng cho nhân dân là rất cao và cấp thiết.

Trong đó, lợi là một trong bốn thành phần của tổ chức bao bọc quanh chân răng và cổ răng. Tổ chức quanh răng từ ngoài vào trong có: Lợi, xương ổ răng, dây chằng quanh răng, cement răng. Bốn thành phần này bảo vệ chân răng, giữ răng chắc trên xương hàm, truyền lực nhai từ răng vào xương hàm và đảm bảo thẩm mỹ cho hàm răng.

Lợi là hàng rào bảo vệ ngoài cùng của tổ chức quanh răng chống lại vi khuẩn, độc tố của vi khuẩn và các sang chấn. Viêm lợi xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa sự chống đỡ của hệ miễn dịch tại chỗ và vi khuẩn nằm trong mảng bám răng và cao răng. Mảng bám răng là một màng dính nằm trên bề mặt răng, gồm có vi khuẩn, chất nhầy và vụn thức ăn, trên màng dính này các chất cặn khoáng của nước bọt sẽ lắng đọng lên tạo thành cao răng.

Yếu tố thuận lợi gây viêm lợi: Thay đổi hoc môn ở tuổi dậy thì, tuổi thanh niên và thời kỳ mang thai, người mắc bệnh tiểu đường, người ốm nặng, răng mọc lệch lạc, trám lỗ sâu răng mặt bên không đúng kỹ thuật, răng giả không khít, vệ sinh răng miệng kém.

Viêm lợi là một bệnh xã hội, ước chừng có đến 90% dân số mắc bệnh ở mức độ nào đó.

Dấu hiệu phát hiện bệnh: Tùy theo mức độ mà lợi có thể đỏ hay đỏ tía, có thể xưng phì đại, mất độ săn chắc và trông bóng hơn, chảy máu khi chạm phải hay chảy máu tự nhiên, miệng có mùi hôi, có thể đau hoặc không.

Biến chứng: Viêm lợi nếu không được điều trị có thể dẫn tới viêm toàn bộ tổ chức quanh răng gọi là viêm quanh răng.

Dự phòng: Mỗi người hãy đi khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện răng sâu và lấy cao răng, việc chải răng đúng cách cũng rất quan trọng để phòng viêm lợi.

Điều trị: Cần phải loại bỏ nguyên nhân là mảng bám răng và cao răng đồng thời nâng cao sức khỏe toàn thân cho bệnh nhân, bệnh nhân phải đến phòng khám để bác sĩ lấy sạch cao răng. Sau khi đã hết cao răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám răng. Nếu bệnh nhân đang bị chảy máu lợi nhiều thì nên sử dụng thuốc kháng sinh, như Vidorigyl. Trong mỗi viên Vidorigyl có 100 mg spiramycine và 125 mg metronidazole, uống 4 đến 6 viên mỗi ngày, chia 2 hoặc 3 lần.

Theo Sức khoẻ & Đời sống

Đọc Tiếp →

Viêm lợi răng

Viêm lợi là một chứng bệnh viêm phát sinh ở tổ chức lợi chân răng. Biểu hiện lâm sàng là lợi răng sưng đỏ, mép lợi tròn tù, tổ chức chân răng lỏng, dễ chảy máu, kèm hôi miệng, người bệnh có cảm giác đau hoặc ngứa căng lợi răng. Chứng viêm lâu dài có thể khiến cho lợi răng phì đại, tăng sinh gọi là viêm lợi dạng phì đại. Các kích thích cục bộ như cao răng, ban khuẩn, ban sắc tố có liên quan tới phát sinh viêm lợi răng. Đông y cho rằng bệnh này do dạ dày, lá lách tích nhiệt hoặc thận âm không đầy đủ dẫn tới.
Nguyên tắc ăn uống: Với người bệnh dạ dày hỏa thực nhiệt dẫn tới viêm lợi răng, nên chú ý ăn uống thanh đạm, cần ăn nhiều rau xanh, nhiều chất xơ cho nhuận tràng. Với người bị viêm lợi răng do thận âm không đầy đủ, nên bổ sung thức ăn bồi bổ thận âm như các loại tôm cá tươi và hoa quả tươi. Không nên hút thuốc lá và uống rượu.
Đông y cho rằng phần lớn ca viêm lợi là do vị nhiệt hoặc do cơ địa. Biểu hiện bệnh là lợi thường sưng nề, ấn tay vào có thể thấy mủ và máu trào ra; răng dễ lung lay, dài ra do lợi tụt xuống, hơi thở hôi.
Bệnh viêm lợi được chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu, lợi có thể bị đỏ, sưng phồng lên và rất dễ chảy máu, nhất là khi đánh răng. Lợi chảy máu tuy không phải lúc nào cũng là triệu chứng của bệnh viêm lợi cấp 1 nhưng đây là một dấu hiệu chứng tỏ miệng của bạn không còn khỏe mạnh bình thường, cần được chú ý chăm sóc.
Trong giai đoạn này, lợi có thể bị sưng tấy nhưng răng vẫn bám chắc trong lỗ chân răng. Không có các tổn thương về xương hoặc mô nào khác. Bệnh viêm lợi giai đoạn 1 có thể chữa được nếu người mắc bệnh có các biện pháp khắc phục đúng cách, trong đó bao gồm việc đánh răng và xỉa răng hàng ngày bằng chỉ nha khoa.
Khi đã bị viêm lợi cấp 1 mà không để ý chữa trị, bệnh sẽ tiến triển lên giai đoạn 2. Vào thời điểm này, lớp lợi bên trong và xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành những lỗ hổng quanh răng. Những khoảng trống nhỏ giữa răng và lợi là nơi tích tụ các mảnh vụn thức ăn bị giắt vào và có thể gây ra nhiễm trùng.
Khi bựa răng tích tụ ngày càng nhiều dưới vòm lợi, hệ thống miễn dịch của cơ thể lại càng phải gắng sức chiến đấu chống lại vi khuẩn. Và như thế, các độc tố kháng vi khuẩn và các chất enzyme trong cơ thể được sản sinh ra sẽ dần phá hủy hàm và các mô liên kết (những mô này có tác dụng định vị, giữ cho răng chắc).
Bệnh càng trầm trọng, những lỗ hổng này càng sâu; lợi và xương hàm bị phá hủy càng nặng. Đến lúc này thì răng không còn chỗ bám nữa, sẽ trở nên lỏng lẻo và cuối cùng rụng ra.
Viêm lợi xuất hiện do ăn uống nhiều chất cay nóng như bia rượu, ớt, gừng...; hoặc có bệnh ở mũi xoang, hằng ngày nuốt mủ xuống dạ dày, do có bệnh lý nhiễm trùng, dùng quá nhiều kháng sinh kéo dài. Viêm lợi cũng hay đi kèm với một số bệnh toàn thân như đái tháo đường...
Cách phòng bệnh là không lạm dụng chất ăn cay nóng kéo dài. Hằng ngày, sau khi ăn hay uống thứ gì đều cần súc miệng bằng nước sạch. Không nên đánh răng nhiều lần trong ngày vì dễ gây hại men răng, xây xát niêm mạc lợi. Có thể dùng các thuốc súc miệng đã được bán trên thị trường. Khi đã bị bệnh nha chu, phải chữa bằng cách chấm thuốc vào chân răng hằng ngày để bớt sưng lợi, loại trừ mủ ở xung quanh chân răng, kết hợp với thuốc uống.
Bệnh viêm lợi được chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu, lợi có thể bị đỏ, sưng phồng lên và rất dễ chảy máu, nhất là khi đánh răng. Lợi chảy máu tuy không phải lúc nào cũng là triệu chứng của bệnh viêm lợi cấp 1 nhưng đây là một dấu hiệu chứng tỏ miệng của bạn không còn khỏe mạnh bình thường, cần được chú ý chăm sóc.
Trong giai đoạn này, lợi có thể bị sưng tấy nhưng răng vẫn bám chắc trong lỗ chân răng. Không có các tổn thương về xương hoặc mô nào khác. Bệnh viêm lợi giai đoạn 1 có thể chữa được nếu người mắc bệnh có các biện pháp khắc phục đúng cách, trong đó bao gồm việc đánh răng và xỉa răng hàng ngày bằng chỉ nha khoa.
Khi đã bị viêm lợi cấp 1 mà không để ý chữa trị, bệnh sẽ tiến triển lên giai đoạn 2. Vào thời điểm này, lớp lợi bên trong và xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành những lỗ hổng quanh răng. Những khoảng trống nhỏ giữa răng và lợi là nơi tích tụ các mảnh vụn thức ăn bị giắt vào và có thể gây ra nhiễm trùng.
Khi bựa răng tích tụ ngày càng nhiều dưới vòm lợi, hệ thống miễn dịch của cơ thể lại càng phải gắng sức chiến đấu chống lại vi khuẩn. Và như thế, các độc tố kháng vi khuẩn và các chất enzyme trong cơ thể được sản sinh ra sẽ dần phá hủy hàm và các mô liên kết (những mô này có tác dụng định vị, giữ cho răng chắc).
Bệnh càng trầm trọng, những lỗ hổng này càng sâu; lợi và xương hàm bị phá hủy càng nặng. Đến lúc này thì răng không còn chỗ bám nữa, sẽ trở nên lỏng lẻo và cuối cùng rụng ra.
Dấu hiệu và triệu chứng
Bệnh viêm lợi giai đoạn 2 có thể tiến triển mà không gây đau đớn. Người mắc bệnh khó có thể thấy được những biểu hiện rõ ràng, thậm chí ngay ở thời kỳ cuối của bệnh. Một vài biểu hiện cho thấy bạn đang bị mắc bệnh viêm lợi là:
- Lợi chảy máu trong và sau khi đánh răng.
- Lợi đỏ, bị sưng tấy hoặc khi chạm vào dễ gây đau đớn.
- Hơi thở hôi liên tục hoặc vị giác kém khi ăn.
Điều trị
Mục tiêu điều trị bệnh viêm lợi là kiểm soát viêm nhiễm và ngăn ngừa, hạn chế sự tiến triển của bệnh. Các liệu pháp điều trị bao gồm:
- Chăm sóc răng miệng tại nhà bằng cách ăn uống đủ chất và đánh răng, xỉa răng bằng chỉ đúng cách.
-Vệ sinh răng miệng tốt là yếu tố rất quan trọng trong điều trị,
dùng bàn chải mềm thôi loại bàn chải cho trẻ em thì rất tốt nếu bạn viêm lợi nặng.

Mặc dù đánh răng và xỉa răng đều quan trọng như nhau, nhưng đánh răng chỉ chải sạch các chất bựa răng bám trên bề mặt những chiếc răng mà bàn chải với tới được. Còn xỉa răng có thể lấy đi những bựa và cao răng nằm ở khe giữa các răng và sâu dưới lợi. Cả hai biện pháp này là cách tự bảo vệ răng tại nhà tốt nhất, nên tiến hành đều đặn hàng ngày.
-Đánh răng xoay tròn ở các mặt phía ngoài của răng tránh làm tổn thương lợi và sách răng.
Sau khi đanh răng bạn nên dùng tay xoa lợi từ vài phút để làm săn chắc lợi và tăng sự nuôi dưỡng cho lợi .
Sử dụng các loại nước xúc miệng chống vikhuẩn lysterin, givalex.
Chấm lợi viêm bằng metrodenta

Nhiều nha sĩ khuyên chúng ta nên sử dụng loại bàn chải được thiết kế đặc biệt có thể chuyển động dễ dàng với đầu bàn chải nhỏ để chải sâu vào những khe kẽ mà bàn chải thường không với tới được.
Ngoài ra, bạn nên đến nha sĩ lấy cao răng 6 tháng một lần. Khi đó các bác sĩ sẽ dùng thiết bị chuyên nghiệp để lấy các chất bựa răng và cao răng bám ở tất cả các răng. Nếu bạn có dấu hiệu bị viêm lợi cấp 1, nha sĩ sẽ khuyên bạn đi lấy cao răng thường xuyên hơn và giới thiệu cho bạn các loại thuốc đánh răng hoặc nước súc miệng đặc biệt chống viêm lợi.
Thuốc nào cho lợi?
Trên thị trường hiện có thuốc đánh răng Colgate Total, đã được Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm của Mỹ (FDA) duyệt là loại thuốc đánh răng duy nhất có tác dụng ngăn ngừa hữu hiệu bệnh viêm lợi. Thuốc này chứa flouride và cả triclosan, một loại chất kháng vi trùng loại nhẹ, có khả năng làm giảm cao răng nếu sử dụng thường xuyên.
Ngoài ra, các loại nước súc miệng có chứa chlorhexidin cũng có tác dụng như trên, nhưng chỉ nên sử dụng khi có đơn thuốc của bác sĩ.
Trường hợp bạn đã mắc bệnh viêm lợi cấp độ khá nặng, lợi bị đẩy ra xa răng, thì phải đến nha sĩ để được chữa trị tận gốc bằng một biện pháp gọi là SRP (scaling and root planing - làm sạch cao răng và chân răng). Với cách này, nha sĩ không chỉ lấy đi toàn bộ cao răng bám dính trên hai hàm lợi mà còn mài nhẵn các mấu ráp, sần trên chân răng (nơi tập trung nhiều vi khuẩn) để bề mặt chân răng nhẵn và sạch sẽ, giúp lợi dễ bám trở lại răng.
Hiện nay, còn có một loại thuốc mới gọi là Peiostat (chứa doxycycline hyclate) được sử dụng kết hợp với liệu pháp SRP. Nếu như SRP có tác dụng chủ yếu ngăn chặn vi khuẩn thì Periostat (được sử dụng dưới dạng uống) lại triệt phá hoạt động của collagenase, một loại enzyme gây ra sự phá hủy răng và lợi.
Trên đây là các biện pháp mà "Hội nhà sĩ Việt Nam khuyên dùng". Tốt nhất là bạn nên đi khám nha sĩ vì sẽ tư vấn cho bạn trường hợp cụ thể của bạn và khẳng định xem có thực sự là bạn viêm lợi không hay do nhưng bệnh lý khác.

_________________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Đọc Tiếp →

Viêm lợi do đâu?

(Dân trí) - Viêm lợi mãn tính sẽ dẫn đến rụng răng. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên căn bệnh này nhưng chủ yếu vẫn là vệ sinh răng lợi kém. Để có nụ cười rạng rỡ, bạn hãy lắng nghe lời khuyên của các nha khoa dưới đây.

1. Các dạng viêm lợi thường gặp

Viêm lợi có 2 dạng chủ yếu:

- Viêm lợi cục bộ. Chứng viêm này không gây quá đau đớn cho người bệnh nhưng rất dễ tái phát.

- Viêm cận răng: ảnh hưởng tới tất cả cấu trúc bảo vệ răng. Loại viêm này lan rộng và ăn sâu vào trong lợi khiến người bệnh đau đớn. Tuy nhiên một khi bệnh được chữa khỏi, khả năng tái phát là rất ít.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chủ yếu gây nên 2 loại viêm lợi trên chính là các mảng bám trên răng. Còn nguyên nhân gây nên vi khuẩn chính là:

- Không quan tâm tới vệ sinh răng miệng: Khi các mảng bám không được thường xuyên làm sạch, vi khuẩn sẽ tấn công đến tận chân răng và sản sinh tại đó các enzym có khả năng phá huỷ sự liên kết của các biểu mô (nối lợi và răng) và gây ra viêm lợi.

- Thuốc lá, rượu và chế độ dinh dưỡng mất cân bằng: thuốc lá, rượu, đồ ăn ngọt, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh… sẽ gây nên những mảng bám trên răng, từ đó tạo thuận lợi cho bệnh viêm lợi tiến triển.

- Thường xuyên ăn thức ăn quá mềm: bạn làm cho hàm răng của mình lười hoạt động và làm cho cấu trúc bảo vệ răng yếu đi.

- Thay đổi hooc mon khi mang bầu: Có rất nhiều sự thay đổi hooc mon ở chị em trong giai đoạn bầu bí và theo cơ chế tự nhiên, sẽ làm giảm sức đề kháng của lợi đối với các vi khuẩn bám trên răng.

- Tụt lợi: khi lợi và răng không khít, các thức ăn và các mảng bám của răng sẽ nằm lại ở đây.

- Giảm tiết nước bọt: nguyên nhân là do tuổi tác, dùng các loại thuốc (chống trầm cảm, lợi niệu, histamin…) hoặc các bệnh làm giảm việc tăng tiết nước bọt, gây khô miệng, dẫn đến không loại bỏ được các mảng bám trên răng.

3. Phòng bệnh viêm lợi hiệu quả

Để phòng các bệnh về răng lợi, chúng ta nên thực hiện các lời khuyên sau của bác sỹ nha khoa:

- Đánh răng ngay sau khi ăn, hoặc ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.

- Dùng chỉ tơ nha khoa để lấy thức ăn thừa từ các kẽ răng.

- Lựa chọn kem đánh răng có chứa flo và các chất tốt cho răng, lợi

- Lựa chọn bàn chải đánh răng mềm, có thể đánh sạch cả những kẽ răng, những răng trong cùng mà không tổn thương đến lợi.

- Lấy cao răng định kỳ hàng năm

- Không hút thuốc lá và uống rượu

- Không ăn nhiều đồ ăn ngọt, nước giải khát có đường đặc biệt trước khi đi ngủ.

- Sử dụng thường xuyên các thực phẩm tốt cho răng

- Đi khám định kỳ răng lợi 6 tháng/lần

- Đối với trẻ nhỏ, các bà mẹ nên lau lợi cho con bằng nước muối sinh lý từ khi chưa có răng.

- Không ăn những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, để tránh làm tổn thương men răng và lợi…

Ngay khi bạn thấy những dấu hiệu bất thường trên răng và lợi, hãy lập tức đến khám nha sỹ. Sâu răng và viêm lợi càng được điều trị sớm, khả năng khỏi hoàn toàn càng cao.

Dung Nhi

Theo Doctissimo
Đọc Tiếp →